Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Dự kiến ngày 25

Đại diện nhà mạng Viettel cho biết tuyến cáp quang Liên Á (IA) hiện đang được sửa chữa và dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 25-2 tới.

Những sự cố cáp quang biển liên tục gây ảnh hưởng lớn đến kết nối internet Việt Nam. - Ảnh minh họa.

Trước đó, vào sáng ngày 10-1, tuyến cáp Liên Á (IA) đã gặp sự cố đứt cáp theo hướng kết nối đi Hồng Kông, gây ảnh hưởng đến tốc độ kết nối internet đi quốc tế của các nhà mạng tại Việt Nam.

Ngay sau khi sự cố trên được khắc phục thì đến 16g15 ngày 11-1, tuyến cáp quang này lại tiếp tục gặp sự cố gây gián đoạn thông tin trên các hướng kết nối từ Việt Nam đi Hồng Kông, Singapore và Mỹ. Nếu thời điểm khôi phục tuyến cáp Liên Á đúng như dự kiến (vào ngày 25-2) thì sự cố lần này đã kéo dài đến hơn 6 tuần.

Trong khi đó, tuyến cáp quang biển AAG lại gặp sự cố vào khoảng 17g chiều ngày 18-2-2017 trên hướng Việt Nam - Hồng Kông. Khu vực xảy ra sự cố gần cập bờ Hồng Kông. Đây là lần thứ hai AAG gặp sự cố trong năm 2017.

Nguyên nhân sự cố đến giờ vẫn chưa được xác định cụ thể, vì vậy vẫn chưa có thông tin về thời gian khắc phục sự cố lần này. Trong khi đó, như nhiều lần trước đây, các nhà mạng đều đã có sẵn phương án điều tiết lưu lượng qua các tuyến cáp khác để giảm thiểu ảnh hưởng của sự số tuyến cáp AAG.

VNPT cho biết họ đã mở ứng cứu lưu lượng tuyến TP.HCM - Đà Nẵng để lưu thoát lưu lượng internet quốc tế khu vực miền Nam qua cáp APG và SMW3, đồng thời một phần lưu lượng được định tuyến ra Hà Nội để lưu thoát lưu lượng qua hướng cáp CSC.

Ngoài ra, ngay trong đêm 18-2, VNPT cũng đã ưu tiên xử lý định tuyến cho các khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy, tuy có sự cố xảy ra, VNPT vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Đại diện Viettel cũng cho biết khách hàng của họ không bị ảnh hưởng nặng bởi sự cố này do trước Tết nguyên đán, Viettel đã chủ động bổ sung và nâng cấp dung lượng kết nối quốc tế trên tuyến APG nhánh đi Hồng Kông, Nhật Bản và các hướng đất liền qua Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan.

Bên cạnh đó, Viettel cũng đã triển khai giải pháp đẩy lưu lượng cache (lưu trữ dữ liệu) cho các server máy chủ của Google, Facebook tại Việt Nam để giúp khách hàng vẫn truy cập dịch vụ mà không phải kết nối qua hướng quốc tế.

Tuy nhiên theo đại diện một nhà mạng, do lưu lượng khai thác trên tuyến AAG vẫn còn nhiều nên trong thời gian tới, người dùng internet Việt Nam sẽ phải chịu ít nhiều ảnh hưởng về tốc độ khi kết nối đến các dịch vụ quốc tế.

Theo Đức Thiện (Tuổi Trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Xu hướng smartphone 2017: 5G, Bluetooth 5.0, nút cảm ứng lực...

Dù chỉ mới đầu năm nhưng "lộ trình" ngành công nghiệp smartphone trong năm 2017 dường như đã được đặt ra sẵn. Dưới đây là những đổ...