Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Xu hướng smartphone 2017: 5G, Bluetooth 5.0, nút cảm ứng lực...

Dù chỉ mới đầu năm nhưng "lộ trình" ngành công nghiệp smartphone trong năm 2017 dường như đã được đặt ra sẵn. Dưới đây là những đổi mới chính, các xu hướng phát triển phần cứng trong năm nay và tương lai...

Có vẻ như các công ty smartphone lớn sẽ loại bỏ viền bezel và thậm chí cả nút home truyền thống, tiến đến thiết kế màn hình sát cạnh viền edge-to-edge. Những loại màn hình này bao phủ toàn bộ mặt trước của thiết bị. Các thành phần như camera trước, loa trước cùng cảm biến dấu vân tay sẽ được tích hợp ngay trong màn hình hiển thị.

Những "nhà hoạch định" xu hướng của lĩnh vực smartphone, Samsung và Apple, dự kiến sẽ sẽ thiết kế màn hình edge-to-edge trên những thiết bị hàng đầu của họ vào năm 2017, như Galaxy S8 hay iPhone kỉ niệm 10 năm.

Bộ vi xử lý 10nm

Samsung đã chia sẻ công nghệ 10nm FinFET với Qualcomm, nhà sản xuất bộ vi xử lý smartphone hàng đầu dành cho các công ty sử dụng hệ điều hành Android như LG, HTC, Xiaomi và những công ty khác.

10nm là từ thông dụng cho bộ vi xử lý đã được nâng cấp. Cụ thể hơn, khi những bộ vi xử lý sử dụng công nghệ Finfet kết hợp với nhiều bóng bán dẫn trong một khu vực nhỏ dẫn đến sức mạnh xử lý và tuổi thọ pin tốt hơn. Và khi Qualcomm đã "góp tay" vào công nghệ này, họ sẽ tạo ra những bộ vi xử lý hàng đầu trong tương lai. Có thể nói, những bộ vi xử lý như vậy có thể góp mặt trong nhiều thiết bị "ưu tú" được phát hành trong năm nay.

Nút cảm ứng lực

Thời đại sử dụng nút vật lý trên smartphone đã qua. Nhiều nhà sản xuất smartphone đều đã chuyển sang phần mềm hoặc các nút cảm ứng touch-based như nút home (chạm để mở khóa), nút back... Và trong năm nay, ngay cả nút chỉnh âm lượng và nút nguồn, đều có thể "nhường chỗ" cho touch-based.

Các thiết bị như iPhone 8 được dự kiến ​​sẽ có nút cảm ứng lực 3D Touch ngay bên trong màn hình hiển thị.

Tăng bộ nhớ RAM

Khi bộ xử lý của smartphone cần phải thay đổi, số RAM bên trong chúng cũng cần phải tăng lên. RAM trung bình hiện tại trong smartphone hiện nay là 2, 3 GB và 4GB trên các thiết bị cao cấp, tương đương RAM của một chiếc máy tính trung bình. Đặc biệt, những chiếc smartphone hàng đầu sắp được tung ra thị trường, chẳng hạn như Samsung Galaxy S8 và Note 8 sẽ có ít nhất 6GB RAM.

5G và Bluetooth 5.0

Mạng di động thế hệ thứ năm có tốc độ dữ liệu lên tới 1GB/giây dự kiến ​​sẽ được tung ra vào cuối năm nay. Để tương thích với mạng lưới như vậy, những chiếc smartphone sẽ phải có những cải tiến mới để có thể hoạt động với tốc độ đó. Và các điện thoại hàng đầu sắp ra mắt trong năm 2017 dự kiến ​​sẽ tương thích với mạng 5G.

Bluetooth cũng được mong đợi ​​sẽ phát triển hơn nữa, với sự ra đời của Bluetooth 5.0. Theo trang Bluetooth SIG, Bluetooth 5.0 sẽ chuyển dữ liệu xa hơn gấp bốn lần và tốc độ gấp hai lần so với chuẩn Bluetooth hiện nay.

Theo Gia Hưng (Dân Trí)

Smartphone giá rẻ tại Việt Nam mất sức hút

 

Số liệu thị trường cho thấy smartphone giá rẻ và tầm trung đang dần hạ nhiệt. Người dùng Việt có xu hướng mua smartphone đắt tiền hơn.

Đây là diễn biến chưa từng có ở thị trường Việt Nam. Những năm trước, smartphone cận cao cấp có sức mua èo uột, trong khi nhóm di động tầm trung hút khách, luôn giữ thị phần cao nhất ở Việt Nam. Đó cũng là lí do khiến nhiều thương hiệu mới nổi từ Trung Quốc thi nhau đưa sản phẩm vào tầm giá dưới 6 triệu, vốn là "địa hạt" của Samsung và Oppo.

Smartphone gia re tai Viet Nam mat suc hut hinh anh 1
Thị phần các phân khúc smartphone ở Việt Nam từ 10/2015 đến 10/2016 theo số liệu từ GfK. Đồ hoạ: Duy Tín.

Số liệu từ GfK cũng cho thấy nhu cầu điện thoại cao cấp (trên 10 triệu) vẫn dao động ở mức 1 con số và chưa lên được mốc 10%. Theo các nhà bán lẻ, nguyên nhân có thể do sự cố Galaxy Note 7, khiến nhiều khách hàng tìm về các sản phẩm giá mềm hơn hoặc chuyển sang mua iPhone "xách tay". 

Không giảm nhưng có dấu hiệu chững lại, nhóm tầm trung (3-6 triệu) đang quanh quẩn ở mốc 30%. Đây là khu vực cạnh tranh sôi động nhất trong những năm trước đây, nhưng kết quả khả quan chỉ thuộc về một số sản phẩm giá mềm, được quảng cáo và marketing mạnh mẽ như Samsung Galaxy A3, Galaxy J7 2016, Galaxy J5 Prime, Oppo A39, Oppo F1s hay Huawei GR5.

Nói một cách đơn giản, người dùng ở Việt Nam đang dần "chịu chi" hơn. Đây cũng là xu hướng được các hãng điện thoại dự đoán trước và có sản phẩm đón sóng. Năm 2016, smartphone trong tầm giá 8-10 triệu mang về cho các hãng di động 5,917 ngàn tỷ doanh thu, cao hơn cả di động cao cấp hay bất kỳ phân khúc nào khác.

Smartphone gia re tai Viet Nam mat suc hut hinh anh 2
Người dùng tại Việt Nam đang có xu hướng tìm đến những model có giá cao hơn. Ảnh: Duy Tín.

Theo Thế Giới Di Động và FPT Shop, số liệu từ GfK sát với thực tế doanh số tại hai nhà bán lẻ này. Ông Đặng Thanh Phong, phụ trách Truyền thông và Marketing của Thế Giới Di Động cho rằng một bộ phận người dùng có thị hiếu cao và họ sẵn sàng chi trả để có trải nghiệm tốt hơn. Tuy nhiên, các hãng vẫn có chiến lược dàn trải ở nhiều phân khúc, bởi tổng lượng người dùng ở nhóm tầm trung vẫn chiếm số đông. 

Đầu 2017, trong khi các hãng điện thoại đang say sưa "khoe" sản phẩm ở Hội nghị di động thế giới MWC tại Barcelona, Samsung đã tung bộ đôi Galaxy A5 và A7 mới ở Việt Nam. Không chịu thua kém, Oppo cũng rục rịch ra mắt F1s 2017 để bắt đầu cho cuộc chiến. "Hớt váng" ở thị trường ngách, HTC tung bộ đôi U Play và U Ultra với giá cao ngất ngưởng. Đây cũng là những điểm sáng hiếm hoi trong giai đoạn bị cho là ế ẩm của thị trường, sau mùa mua sắm cận Tết đầy sôi động.

Theo Duy Tín (Zing.vn)

iPhone đời cao ngày càng bán chạy tại Việt Nam

Trong khi nhiều smartphone cao cấp có doanh số lẹt đẹt ở Việt Nam thì những di động như iPhone 7, 7 Plus hay iPhone 6S vẫn tiêu thụ cực tốt.

Theo đại diện Thế Giới Di Động, doanh số iPhone 7, 7 Plus tăng hơn 100% so với 6S, 6S Plus thời điểm đầu tháng 12/2016, ngay cả khi nguồn cung iPhone 7 Plus (vốn là sản phẩm chủ lực với tỉ lệ 65/35) bị thiêu hụt trầm trọng.

Vị đại diện này cho hay nếu nguồn cung đầy đủ, họ có thể bán được 75.000 đến 100.000 máy trong quý I năm nay, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái.

iPhone doi cao ngay cang ban chay tai Viet Nam hinh anh 1
Các mẫu iPhone đời cao có doanh số ngày càng tốt tại Việt Nam. Ảnh: Thành Duy.

Những đại lý nhỏ hơn cũng ghi nhận tăng trưởng cho iPhone 7, 7 Plus, mặc dù không lớn như các hệ thống top 1. Đại diện CellphoneS cho biết doanh số 2 mẫu iPhone đời mới tăng 15% trong tháng Tết, trong đó iPhone 7 Plus vẫn là sản phẩm chủ lực (chiếm 60% số bán ra).

Ở thị trường di động xách tay, hàng loạt cửa hàng tỏ ra bất ngờ vì việc iPhone 6S, 6S Plus có sức bán đặc biệt tốt ở giai đoạn trước và sau Tết.

Những ngày gần đây, lượng khách hỏi mua iPhone 6S, 6S Plus tăng mạnh, cho thấy khách hàng có xu hướng chọn mua sản phẩm tầm cao hơn”, Trung Trí – đại diện hệ thống di động xách tay ClickBuy nhận định.

Theo anh này, thông thường những di động tầm giá 5-7 triệu là những sản phẩm ăn khách nhất. Đúng ra, iPhone 6 và 6 Plus qua sử dụng mới là sản phẩm bán chạy nhất. 

Những chiếc iPhone 6S, 6S Plus qua sử dụng hiện có giá lần lượt 8 và gần 10 triệu đồng cho bản dung lượng thấp nhất. Thậm chí, một chiếc iPhone 6S bản khóa mạng có giá bán chỉ khoảng 6,5 triệu đồng - tương đương với một di động chính hãng dòng trung cấp.

“Năm 2016, iPhone 6S, 6S Plus có mức giảm khá mạnh. Đó có thể là lý do khiến người dùng hứng thú với bộ đôi này. Trong mắt của nhiều người, iPhone 6S, 6S Plus vẫn là sản phẩm cao cấp của Apple, nhất là khi thiết kế của nó không lỗi thời so với iPhone 7 hay 7 Plus, Thanh Tùng – dân buôn iPhone lâu năm nhận định.

Trái ngược với đà lên dốc của iPhone, các cửa hàng xách tay tỏ ra ngán ngẩm với doanh số của di động Android. Họ cho biết trong suốt nhiều tháng qua, gần như không có chiếc di động cao cấp chạy nền tảng Google nào đạt doanh số đủ tốt.

Những di động Android có sức bán tốt nhất tại các cửa hàng này chủ yếu là smartphone giá mềm của Xiaomi hay một số smartphone dòng J, dòng C của Samsung – vốn là sản phẩm dành cho thị trường Trung Quốc.

Thực tế ở nhóm chính hãng, người ta cũng không tìm ra đối thủ thực sự của iPhone 7, 7 Plus ngoại trừ mẫu Galaxy S cao cấp từ Samsung. Smartphone từ Sony, HTC, LG gần như không đủ sức nặng để làm vật cản trên thị trường.

Giống như các năm trước, giới công nghệ trong nước đang chờ đợi màn cạnh tranh khốc liệt hơn ở nhóm này trong năm 2017. Thông thường, cuộc chơi chỉ bắt đầu sau khi triển lãm MWC khai màn. Ở đó, nhiều nhà sản xuất sẽ model cao cấp nhất của mình.

Năm nay, Samsung đầu tư cho dòng Galaxy S mới. Những thông tin rò rỉ cho thấy S8 được thiết kế cực kỳ độc đáo với màn hình không viền, cạnh cong mềm mại với trợ lý nhận diện giọng nói riêng. Nhìn những chiến dịch quảng cáo Samsung dành cho dòng Galaxy A, nhiều người nói vui họ không dám tưởng tượng sự kiện ra mắt Galaxy S8 sẽ hoành tráng đến mức nào.

HTC, trong khi đó, cũng làm mới mình với dòng U hoàn toàn mới. Cuộc đua năm nay có thể sẽ có thêm cái tên Nokia khi người ta bóng gió nói về việc hãng sẽ cho ra mắt smartphone cao cấp mới tại MWC.

Tuy nhiên, các đối thủ tiến lên không có nghĩa Apple dừng lại. Cả thế giới có thể sẽ phải nín thở chờ đón sản phẩm được xem là cách mạng nhất trong nhiều năm qua của Apple mang tên iPhone 8. Đây là smartphone kỷ niệm 10 năm iPhone ra đời.

Trong thời gian chờ đợi iPhone 8 ra mắt (dự kiến mùa thu năm nay), iPhone có thể phải san sẻ thị phần cho những đối thủ mới mẻ sắp ra đời. Tuy nhiên, có nhiều lý do tin rằng smartphone Apple sẽ đòi lại tất cả vào dịp cuối năm, khi iPhone 8 lên kệ.

Theo Thành Duy (Zing.vn)

Smartphone giống Galaxy Note 7 của Xiaomi về VN

Mi Note 2 cũng có màn hình AMOLED 5,7 inch với thiết kế cong tràn về hai viền có giá tại Việt Nam là 12,4 triệu đồng.

 

Smartphone giống Galaxy Note 7 của Xiaomi về VN

 
Mi Note 2 có thiết kế khung viền kim loại kết hợp chất liệu kính, màn hình rộng 5,7 inch với tấm nền AMOLED. Model này cũng có màn hình viền siêu mỏng với phần hiển thị chiếm tới 77,2% diện tích mặt trước. Phần cong 3D tràn ra hai bên cũng tương tự di động của Samsung. Tuy nhiên, tỷ lệ máy của Mi Note 2 có phần ngang dài hơn nên nhìn thực tế, máy lại giống Galaxy Note edge ra mắt năm 2014 thay vì Note 7. 
 
Phím Home có thể bấm được thay vì cảm biến siêu âm như trên Mi 5s. Cảm biến vân tay một chạm cũng được tích hợp kèm. Phần khung kim loại được làm hơi dày so với mặt kính nên hơi bị cấn tay khi cầm. 
 
Camera trước độ phân giải 8 megapixel, f/2.0. Cấu hình Mi Note 2 rất mạnh trong tầm giá với chip Snapdragon 821 tốc độ 2,35GHz của Qualcomm. Dung lượng pin lên tới 4.070 mAh và hỗ trợ sạc nhanh Quick Charge 3.0. Bộ nhớ có tùy chọn tối đa 128 GB. 
 
Cạnh dưới với hệ thống loa ngoài và cổng USB-C mới. Phiên bản mới về Việt Nam có bộ nhớ RAM 4 GB (máy có phiên bản cao nhất là RAM 6 GB). Thông số này cao hơn so với model cùng tầm tiền là Huawei P9 (3 GB RAM) và tương đương với Galaxy A9 Pro. 
 
Mặt kính phía sau với màu đen tuyền thay vì đen ánh xanh như Galaxy Note 7. Chất liệu này khiến máy rất dễ bám dính vân tay, gây mất thẩm mỹ. Camera và đèn flash kép cũng bố trí vị trí giữa tương tự Note 7 nhưng phần ống kính bớt lồi hơn. 
 
Camera chính độ phân giải 22,56 megapixel dùng cảm biến IMX318 của Sony. Nhưng đáng tiếc chỉ hỗ trợ chống rung điện tử thay vì quang học. Tuy độ phân giải cao hơn so với Galaxy S7 (12 megapixel) nhưng kích thước điểm ảnh lại nhỏ hơn (1/2,6 inch so với 1/2,5 inch). Camera có kích thước điểm ảnh lớn hơn thường chụp tối tốt hơn. 
 
Phím nguồn và tăng giảm âm lượng được đưa ra cạnh bên. Do máy khá mỏng cộng thêm kích thước của hai phím này cũng nhỏ nên thao tác bấm hơi khó khăn. 
 
Giắc cắm tai nghe 3,5 mm được đưa lên đỉnh. Mi Note 2 cũng sở hữu DAC giải mã Aqstic của Qualcomm với khả năng xử lý nhạc 24-bit/192-kHz.
 
Mi Note 2 có giá bán khoảng 12,4 triệu đồng tại thị trường Việt Nam, đắt hơn khá nhiều so với giá gốc tại thị trường Trung Quốc (khoảng 10 triệu đồng). 
 

Theo VnExpress.net

Thế giới sẽ ra sao nếu Internet sụp đổ?

Với nhiều người, thiếu vắng Internet vài giờ đã quá kinh khủng thì việc mạng lưới này sập trong vài ngày quả là ngoài sức tưởng tượng.

Thời gian trước 2008, Hancock thường thách thức sinh viên ngưng dùng Internet trong 48 tiếng, sau đó nêu ra cảm nhận riêng về mức độ ảnh hưởng từ việc làm này. Tuy nhiên, sau thời gian dài nghỉ phép, ông trở lại làm việc vào năm 2009, mọi thứ đã thay đổi.

The gioi se ra sao neu Internet sup do? hinh anh 1
Lỗi 404 trên website đã khó chịu thì việc Internet sập hoàn toàn thật ngoài sức tưởng tượng. Ảnh: Getty Images.

“Khi tôi cố gắng nói về thử thách (không dùng Internet), xuất hiện ngay một nhóm phản đối. Sinh viên dứt khoát từ chối vì cho rằng, bài tập như vậy là không thể và thiếu công bằng”, Hancock tỏ ra bất lực.

Họ lo ngại việc ngắt kết nối trực tuyến dịp cuối tuần sẽ ảnh hưởng tới hoạt động ở các lớp học khác, thậm chí hủy hoại cuộc sống trên mạng xã hội và làm cho bạn bè, gia đình lo lắng vì ngỡ có chuyện gì xảy ra. Hancock cuối cùng phải chấp nhận lý lẽ đó và đi đến quyết định ngừng đưa ra thử thách. Tất nhiên, ông không cố gắng để làm điều đó thêm lần nào nữa.

“Vào năm 2009 đã thế, bây giờ với tốc độ phổ biến điện thoại di động tăng nhanh, tôi thậm chí không thể tưởng tượng phản ứng của các cô cậu sinh viên sẽ như thế nào nếu đưa ra gợi ý tương tự. Có thể họ sẽ báo lên ban giám hiệu nhà trường”, Hancock nói giọng đầy hài hước.

Với thế giới luôn luôn kết nối, câu hỏi khiến nhiều người quan tâm là: Điều gì sẽ xảy ra nếu Internet dừng hoạt động trong một ngày? Nó sẽ cho thấy những tác động mà bản thân mỗi người không thể ngờ tới.

Trong năm 1995, dưới 1% dân số thế giới kết nối mạng. Internet chỉ được sử dụng chủ yếu tại các nước phương Tây. Hơn 20 năm sau, con số này đã lên đến 3,5 tỷ người, chiếm gần một nửa dân số thế giới và đang tăng với tốc độ 10 người mỗi giây.

The gioi se ra sao neu Internet sup do? hinh anh 2
Ai Cập đã ngắt Internet trong cuộc nổi dậy "Mùa Xuân Ả Rập" năm 2011. Ảnh: Getty Images.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, 1/5 tổng số người Mỹ thừa nhận mình sử dụng Internet “gần như liên tục” và 73% nói họ online mỗi ngày. Các con số ở Anh cũng tương tự. Một cuộc khảo sát thực hiện năm 2016 cho thấy, gần 90% người ở độ tuổi trưởng thành sử dụng Internet trong ba tháng gần nhất. Nhiều người bây giờ gần như không thể tưởng tượng được cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu kết nối.

“Một trong những vấn đề lớn nhất với Internet hiện nay là mọi người coi đó như nhu cầu hiển nhiên, nhưng không hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của nó tới cuộc sống thường ngày. Họ thậm chí không có khái niệm sẽ mất quyền truy cập”, William Duttan, tác giả cuốn sách Society and the Internet, thuộc Đại học Michigan, chia sẻ.

Tuy nhiên, Internet không phải là “bất khả xâm phạm”. Về lý thuyết, mạng lưới này có thể bị đánh sập trên quy mô khu vực, quốc gia, thậm chí trên toàn cầu. Bằng cách phát tán diện rộng một loại mã độc, hacker đủ sức tấn công vào các lỗ hổng trong các router - thiết bị chuyển tiếp lưu lượng Internet. Phá máy chủ tên miền, qua đó ngăn không cho truy cập vào website.

Một số chính phủ thậm chí thiết kế cả “công tắc tử thần” để lúc cần có thể ngắt kết nối trên toàn quốc. Ai Cập từng làm như vậy trong cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ả Rập” năm 2011 nhằm gây khó dễ cho người biểu tình. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng dùng chiến thuật tương tự trong nhiều thời điểm.

Tuy nhiên, việc xây dựng một “nút vạn năng” như thế không hề đơn giản, đặc biệt tại các quốc gia phát triển và quy mô cơ sở hạ tầng lớn. Biện pháp dễ dàng hơn là ngắt từng khu vực hoặc từng hệ thống mạng.

Nhưng sức tàn phá lớn nhất lại đến từ ngoài không gian. Một cơn bão mặt trời đủ lớn sẽ đe dọa tới hệ thống vệ tinh, mạng lưới điện và máy tính. “Những gì bom và khủng bố không làm được đều có thể diễn ra trong tích tắc bởi bão mặt trời”, David Eagleman, nhà thần kinh học đến từ Đại học Stanford cảnh báo.

Nhưng nếu Internet toàn cầu gặp sự cố thì nó sẽ không kéo dài lâu. “Một đội quân luôn sẵn sàng để giải quyết lỗi nhằm đưa hệ thống hoạt động trở lại. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet và nhiều công ty đã lên kế hoạch, nhân sự sẵn sàng đối phó cho những tình huống xấu nhất”, Scott Borg, giám đốc tổ chức phi chính phủ US - CCU chuyên về dự đoán hậu quả an ninh mạng, cho biết.

Lúc đầu, tác động đến kinh tế có thể không quá nghiêm trọng. Năm 2008, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ hỏi Scott Borg về những hậu quả có thể xảy ra nếu Internet sụp đổ. Ông và các đồng nghiệp đã phân tích tác động từ năm 2000 trở đi.

Nhìn vào báo cáo tài chính quý của 20 công ty được cho là chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong từng trường hợp, cũng như thống kê toàn nền kinh tế, họ phát hiện ra rằng, tác động tài chính dự kiến cho một cuộc “ngắt kết nối toàn bộ” là không đáng kể, nếu giả thiết Internet sập trong 4 ngày.

“Những cảnh báo trước đó ước tính tổn thất lên đến hàng triệu, thậm chí hàng tỷ USD. Nhưng chỉ một số ngành công nghiệp như khách sạn, hàng không, công ty môi giới bị ảnh hưởng chút ít, phần lớn đều không chịu tác động lớn nào cả”.

Trong một số trường hợp, ngắt Internet một thời gian thậm chí có thể tăng năng suất. Ở nghiên cứu khác, Borg cùng các đồng nghiệp đã phân tích những gì xảy ra nếu một công ty mất kết nối mạng từ 4 giờ trở lên. Thay vì bị sao nhãng, nhân viên sẽ tập trung hơn vào nhiệm vụ của mình. Kết quả, năng suất công việc được đẩy lên cao hơn.

The gioi se ra sao neu Internet sup do? hinh anh 3
Nếu các mạng di động bị sập có thể tạo tâm lý lo sợ. Ảnh: Getty Images.

“Chúng tôi đưa ra gợi ý vui rằng, nếu mỗi công ty tắt máy tính một vài giờ mỗi tháng và khiến cho nhân viên tập trung vào công việc thì sẽ tăng đáng kể năng suất tổng thể. Tôi thấy chẳng lý do gì ngăn cản áp dụng phương pháp này cho toàn bộ nền kinh tế”, Borg chia sẻ.

Điều đáng lo nhất chính là hiệu ứng tâm lý, như cảm giác lo lắng, bị cô lập. “Phần lớn tiện ích trên Internet được thiết kế hỗ trợ con người giao tiếp. Chúng ta dùng nó để kết nối với bất kỳ ai, bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Nếu không còn khả năng thực hiện chức năng đó, mọi người sẽ cảm thấy lo sợ”, Hancock nói.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, Internet “sập” thì con người sẽ trở nên thân thiện hơn. “Nếu cầm điện thoại trên tay, chúng ta sẽ rất ít khi nói chuyện với một người lạ mặt trên xe buýt. Thế giới sẽ chẳng bị hủy diệt nếu mất Internet một vài ngày”, Stine Lomborg tại trường Đại học Copenhagen chia sẻ. Cô cho rằng, mọi người thậm chí nói chuyện với nhau nhiều hơn thay vì gửi email hoặc tin nhắn.

Cảm giác là thoáng qua. Thiếu Internet sẽ làm cho mọi người nhận thấy tầm quan trọng của nó trong cuộc sống. Nhưng dù gì đi nữa, mọi thứ chỉ dừng lại ở giả định. Thật khó thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen truy cập mạng.

Theo Minh Minh (Zing.vn)

Đánh giá chi tiết Google Pixel XL

Điểm đặc biệt nhất của sản phẩm nằm ở khả năng kết nối với kính thực tế ảo Daydream VR trên nền tảng Android.

Nhìn chung, ngoại hình của Pixel XL không có nhiều khác biệt so với “người anh em” Google Pixel với màn hình thủy tinh và vỏ kim loại vững chãi. Chất liệu này đem lại sự thoải mái hơn tới người dùng. Với trọng lượng chỉ 168g cùng vỏ kim loại, sản phẩm được đánh giá là khá vừa tay, ngang với Samsung Galaxy Note 7 và nhẹ hơn Apple iPhone 7.

Đánh giá chi tiết Google Pixel XL - 1
Google Pixel XL sở hữu cổng kết nối USB Type C tiện dụng

Cạnh dưới của máy được bố trí cổng kết nối USB Type C và loa đơn; phía bên cạnh phải điện thoại là khe SIM, nút nguồn và phím điều chỉnh âm lượng. Còn lại, giắc cắm tai nghe nằm ở cạnh trên.

Màn hình

Giống như màn hình cỡ 5,7 inch trên Nexus 6P, màn hình 5,5 inch trên Pixel XL cũng là màn hình AMOLED, chất lượng quad HD với độ phân giải 1440 x 2560 pixel. Ngoài ra, bộ phận này được bảo vệ bởi lớp kính cường lực Gorilla Grass 4 được uốn cong nhẹ về hai bên cạnh.

Đánh giá chi tiết Google Pixel XL - 2
Sản phẩm chạy trên hệ điều hành Android 7.1

Nhờ đó, màn hình trên thiết bị có khả năng hiển thị màu sắc tươi sáng và độ bão hòa tốt. Vào ban đêm, người dùng có thể sử dụng chế độ “Hight Light” (Ánh sáng ban đêm) để màn hình tự động điều chỉnh ánh sáng có lợi cho mắt. Tuy nhiên, điểm trừ ở mẫu smartphone này là thiếu chế độ tinh chỉnh ánh sáng.

Giao diện và tính năng

Nhờ được tích hợp hệ điều hành mới nhất của Nougat – Android 7.1, sản phẩm của Google được kế thừa hàng loạt các tính năng mới như: chia màn hình, thay đổi giao diện cơ bản,.... Một trong những chức năng mới nhất trên phiên bản này là khả năng truy cập vào ứng dụng bằng cách trượt từ cạnh dưới màn hình lên trên.

Đánh giá chi tiết Google Pixel XL - 3
Người dùng có thể truy cập ứng dụng bằng cách vuốt màn hình từ cạnh dưới

Đặc biệt, người dùng sẽ được trải nghiệm trợ lý giọng nói mới của Google – Google Assistant. Chỉ cần nói “Ok, Google”, máy sẽ phục vụ mọi yêu cầu của bạn kể cả khi tắt màn hình. Bằng cách nhấn giữ phím “Home” ảo trên màn hình, người dùng cũng có thể sử dụng tính năng này. Thêm vào đó, máy quét dấu vân tay trên Pixel XL cũng hoạt động khá nhanh nhạy.

Bộ vi xử lý và bộ nhớ

Google trang bị cho Pixel XL chip xử lý Snapdragon 821. Bộ xử lý này được đánh giá có tốc độ cao hơn phiên bản tiền nhiệm Snapdragon 820 khoảng 10%. Thử nghiệm cũng cho thấy kết quả khá khả quan.

Mẫu smartphone này được cung cấp bộ nhớ RAM dung lượng 4GB và với 2 tùy chọn bộ nhớ trong: 32GB và 128GB, không được trang bị khe cắm thẻ nhớ mở rộng. Qua kiểm tra, từ menu đến các ứng dụng thường dùng như: Map (bản đồ), Chrome, Camera, mọi tương tác đều cho kết quả nhanh và mượt.

Camera

Về thông số, máy được cung cấp cảm biến 12,3MP với khẩu độ f/ 2.0, kích cỡ điểm ảnh đạt 1,55μm. Phía trước, camera selfie có chất lượng 8MP phục vụ chụp ảnh tự sướng và thực hiện video chat.

Đánh giá chi tiết Google Pixel XL - 4
Camera sau chất lượng 12,3 MP

Qua đánh giá, hình ảnh đem lại từ chiếc điện thoại này khá ổn, màu sắc tươi sáng và chân thực. Tuy nhiên, video quay ở độ phân giải 4K chỉ có chất lượng trung bình, không có tính năng ổn định hình ảnh quang học.

Thời lượng pin

Google trang bị cho Pixel XL pin có dung lượng 3,450mAh, tương tự như Nexus 6P. Trong các thử nghiệm pin, thiết bị có thời lượng pin khoảng 7 tiếng. So với các mẫu điện thoại khác với phần cứng tương tự, thời gian này chỉ đạt mức trung bình. Tuy nhiên, sản phẩm không có hỗ trợ sạc không dây. Bù lại, người dùng có thể sạc nhanh thông qua cổng kết nối USB Type-C.

Giá bán

Giá bán của Pixel XL rơi vào khoảng 650 USD (tương đương 14,4 triệu đồng) cho phiên bản bộ nhớ trong 32GB. Để sở hữu phiên bản bộ nhớ trong 128 GB, người mua phải chi thêm 100 USD (khoảng hơn 2 triệu đồng).

Đánh giá chi tiết Google Pixel XL - 5
Pixel XL có thiết kế đẹp nhỏ gọn

Các thông số chính của Google Pixel XL:

● Màn hình: AMOLED cỡ 5,5 inch, độ phân giải 1440 x 2560 pixel (mật độ điểm ảnh 534 ppi)

● Kích thước: 6,09 x 2,98 x 0,34 inch; trọng lượng 168g

● Camera chính: 12,3MP

● Bộ xử lý: Qualcomm Snapdragon 821 lõi tứ, bộ nhớ RAM 4GB

● Pin: 3450 mAh

Theo Trần Vy (Dân Việt)

Nokia 3310 tái xuất: Cơ hội nào cho `cục gạch` huyền thoại?

Không phải tất cả người dùng mong muốn một chiếc điện thoại phức tạp, có thể thực hiện hàng trăm chức năng khác nhau

Nokia 3310 tai xuat: Co hoi nao cho `cuc gach` huyen thoai? hinh anh 1

Câu trả lời là có thể và nhờ chính sự đơn giản của 3310. Không phải tất cả người dùng mong muốn một chiếc điện thoại phức tạp, có thể thực hiện hàng trăm chức năng khác nhau, đặc biệt là nhóm người dùng lớn tuổi. Thực tế là 3310 thực hiện cuộc gọi và các tin nhắn văn bản nhanh, ổn định có khả năng vẫn là một điểm mạnh giúp nó được một nhóm người dùng nhất định ưa chuộng.. Từ quan điểm thiết kế, chiếc điện thoại này tuân theo một số quy tắc quan trọng của ngón tay cái, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người sử dụng (người sử dụng làm trung tâm thiết kế), thay vì buộc họ phải chấp nhận các thao tác mới. Các thiết lập màn hình nhỏ gọn giúp nó cung cấp nhanh chóng và dễ dàng tình trạng pin cũng như tín hiệu của điện thoại. Do có rất ít nội dung hiển thị cùng một lúc nên người dùng cũng không phải nhớ các thao tác phức tạp thông qua các menu. Mẫu điện thoại này có tính thẩm mỹ tương đối cao. Nó nhỏ gọn, dễ dàng phù hợp trong túi, không giống như nhiều điện thoại thông minh lớn hiện nay. Trong khi đối với nhiều người dùng trong chúng ta, màn hình cảm ứng hiện nay là tiêu chí lựa chọn hàng đầu, thì đối với một số người dùng khác, các thao tác kéo, trượt, nhấp chọn các biểu tượng không phải là tiêu chí lựa chọn hàng đầu. Thay vào đó, 3310 với các nút bấm cứng cung cấp thông tin phản hồi vật lý tốt và có thể được sử dụng mà không cần nhìn vào các phím bấm. Như đã đề cập, 3310 cũng được biết đến với độ bền của nó. Trong khi đó điện thoại thông minh hiện nay, với xu hướng ngày càng mở rộng kích thước màn hình và giảm đi độ dày đã khiến chúng xuất hiện vô số nhược điểm. Một trong số đó là khả năng điện thoại thông minh dễ bị bẻ cong, thậm chí bị vỡ khi để trong túi chật. Đã có các báo cáo cho thấy iPhone bị bẻ cong khi để trong túi quần của người dùng. Hiện tượng trên sẽ không thể xuất hiện trên 3310. Một người đam mê sử dụng điện thoại Nokia đã tuyên bố với tờ Daily Mail rằng chiếc 3310 của ông này vẫn làm việc hoàn hảo sau 17 năm sử dụng. 3310 hiếm khi cần sạc so với điện thoại thông minh và có bộ phận rời thay thế dễ dàng với giá thành rẻ hơn. Thêm "điểm thưởng" cho 3310 là chiếc điện thoại này dễ dàng để làm sạch và tùy chỉnh hơn - thay vì vỏ điện thoại với màu sắc mặc định khi mua, người dùng có thể mua nhiều loại vỏ cho 3310 để cá nhân hóa điện thoại của mình. Một yếu tố khác của chiếc điện thoại này khiến nhiều người có thể nhớ là trò chơi Snake. Đã từng có một cơn sốt liên quan tới trò chơi này và vô số người đã đốt thời gian điều khiển con rắn chạy xung quanh màn hình. Mặc dù có đồ họa rất hạn chế và lối chơi cực kỳ đơn giản, nhưng chắc chắn Snake có thể tự hào sánh ngang mức độ gây nghiện với Angry Birds và Flappy Bird. Một ưu điểm tiềm năng mà 3310 dễ được người dùng hiện nay đón nhận đó là chiếc điện thoại này không kết nối internet. Với chiếc điện này, nhiều người dùng sẽ có cơ hội "cai nghiện" điện thoại thông minh và góp phần điều trị chứng trầm cảm, lo lắng, mất ngủ vốn xảy ra ngày càng nhiều với người dùng điện thoại thông minh hiện nay. Với tất cả sự đơn giản, độ bền, lấy người dùng làm trung tâm, và có thể góp phần mang lại một lối sống lành mạnh hơn cho người dùng, rõ ràng Nokia 3310 vẫn còn cơ hội nếu nó "tái xuất".

Theo Việt Đức (VietNam+)

Xu hướng smartphone 2017: 5G, Bluetooth 5.0, nút cảm ứng lực...

Dù chỉ mới đầu năm nhưng "lộ trình" ngành công nghiệp smartphone trong năm 2017 dường như đã được đặt ra sẵn. Dưới đây là những đổ...